Hai bài thuốc trị đau nhức xương khớp khi trời lạnh

Thời tiết chuyển lạnh khiến nhiều người bệnh xương khớp bị đau nhức xương khớp. Có nhiều biện pháp giúp làm giảm những cơn đau nhức này, trong đó có các bài thuốc của Y học cổ truyền.

Thời tiết lạnh làm cho chất lượng dịch khớp cũng thay đổi, làm gia tăng tình trạng viêm, biểu hiện bởi hiện tượng sưng, đau tại khớp. Tiết trời lạnh cũng làm sức đề kháng của cơ thể giảm, khiến người bệnh càng đau nhức, khó chịu.

Ngoài ra, nhiệt độ thấp khiến chất lỏng bên trong khớp trở nên đặc hơn, dẫn đến hiện tượng khô cứng khớp. Tuy nhiên, thời tiết lạnh chỉ là nguyên nhân tạm thời làm gia tăng cơn đau nhức khớp, không phải là nguyên nhân gây bệnh.

Theo thời gian, hầu hết người bệnh viêm khớp bị đau nhức nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Nên khi bị đau nhức xương khớp người bệnh cần đi khám và điều trị sớm, tránh những tổn thương khớp nghiêm trọng.

Theo Y học cổ truyền, các bệnh đau nhức xương khớp thuộc chứng Tý. Tý là tắc không thông, kinh khí mạch lạc không thông, bị tắc nghẽn gây ra những cơn đau nhức ở xương khớp.

Theo Y học cổ truyền , chứng Tý là một loại bệnh phong thấp thống tý gây nên tình trạng bế tắc kinh lạc, khí huyết với biểu hiện: Sưng, đau, tê bì; nhức mỏi cơ, xương, khớp.

Khi người bệnh mắc các bệnh liên quan đến xương, khớp như phong thấp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cơ, viêm dây thần kinh tọa, bệnh gout… đều có thể quy vào chứng Tý của Y học cổ truyền (nghĩa là bế tắc không thông, dân gian gọi chung là bệnh đa khớp dạng thấp).

Chứng tý trong Đông y và các bệnh thời đại-Phúc Hưng Đường

Chứng Tý chia ra làm 5 biểu hiện:

– Cốt tý: Đau các khớp, dính khớp, sưng đau quanh khớp.- Cân tý: Co rút các cơ gây đau, tứ chi tê bại, cử động đi lại rất khó khăn.- Mạch tý: Huyết suy không đủ cung cấp toàn thân dẫn đến bệnh lâu hồi phục.- Nhục tý: Cơ nhục tứ chi (thịt nhão), tê bại không đủ sức vận động, tinh thần bạc nhược.- Bì tý: Da lông khô, tê đau, mặt nám, ăn ít gây ra mất nước, môi khô, lưỡi ráo, rêu lưỡi vàng và dày, thậm chí lưỡi đen và co rụt, tứ chi teo cơ, cứng khớp…Đối với người mắc chứng phong hàn thấp tý có biểu hiện đau nhức rõ rệt tại những khớp như: Khớp bàn ngón tay, khớp cột sống cổ, khớp cột sống lưng, khớp gối. Điểm dễ nhận là khớp đau nhưng không sưng đỏ, cảm giác lạnh và khi chườm nóng thì dễ chịu và giảm đau. Toàn thân cảm thấy nặng nề.Phong hàn thấp là loại khí độc, tà khí xâm phạm vào cơ thể, làm bế tắc, hoạt động của gân (cân) mạch, ngăn trở khí huyết vận hành tới nuôi dưỡng toàn thân và các khớp.Người xưa dạy: “Thống là bất thông”, đau nhức tức là gân mạch bị bế tắc, do vậy sinh ra đau mỏi cơ xương khớp.

Đối với người mắc chứng phong hàn thấp tý có biểu hiện đau nhức rõ rệt tại những khớp như: Khớp bàn ngón tay, khớp cột sống cổ, khớp cột sống lưng, khớp gối. Điểm dễ nhận là khớp đau nhưng không sưng đỏ, cảm giác lạnh và khi chườm nóng thì dễ chịu và giảm đau. Toàn thân cảm thấy nặng nề.

Phong hàn thấp là loại khí độc, tà khí xâm phạm vào cơ thể, làm bế tắc, hoạt động của gân (cân) mạch, ngăn trở khí huyết vận hành tới nuôi dưỡng toàn thân và các khớp.

Người xưa dạy: “Thống là bất thông”, đau nhức tức là gân mạch bị bế tắc, do vậy sinh ra đau mỏi cơ xương khớp.

Để điều trị đau nhức xương khớp khi trời lạnh, Y học cổ truyền có nhiều phương pháp, trong đó có 2 bài thuốc sau:

1.Bài thuốc “Quyên tý thang gia giảm” điều trị chứng đau nhức xương khớp

Bài thuốc này được dùng để điều trị chứng phong hàn thấp tý với các biểu hiện như đau cổ. Đông y xếp bệnh này vào loại tý chứng (kinh mạch trong cơ thể bị các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào làm bế tắc gây đau nhức).

Phép trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông kinh.

Thành phần bài thuốc gồm các vị thuốc: Đương quy 15g, xích thược 12g, phòng phong 10g, khương hoạt 10g, chích kỳ 12g, chích thảo 8g, cương huỳnh (nam) 6g.

Gia thiên niên kiện (nam) 15g, thổ linh (nam) 15g, quế chi (nam) 10g, phụ tử chế 6g.

Gia giảm: Có phong thấp nhiệt bỏ phụ tử, gia thạch cao, tri mẫu… để thanh nhiệt, giải độc, hóa thấp (làm cho thủy thấp chuyển hóa và tống ra ngoài cơ thể theo đường mồ hôi hoặc nước tiểu), thông lạc (kinh lạc trong cơ thể không bị tắc nghẽn, lưu thông).

Thuốc nam thay thế: Đinh lăng, sâm nam, thổ linh, thiên niên kiện, nghệ, quế chi, cẩu tích, huyết đằng, cây xương khô (cây bìm bịp).

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần, uống sau ăn từ 1-2 giờ (uống ấm).

Liệu trình điều trị: Từ 1-3 tháng (mỗi đợt uống 10 thang, luôn theo dõi và tái khám).

2. Bài thuốc “Tam tý thang gia giảm trị”

Bài thuốc điều trị dùng trị cho những người có các triệu chứng đau thắt lưng, thần kinh tọa đau, tọa cốt thần kinh thống.

Phép trị: Khu phong, tán hàn, hành khí, thông kinh hoạt lạc.

Thành phần bài thuốc gồm các vị sau: Đương quy 20g, xuyên khung 10g, đan sâm 20g, tam thất (nam) 20g, cam thảo 8g, phòng phong 12g, độc hoạt 10g, khương hoạt (nam) 10g, tế tân 6g, ngưu tất 10g, tục đoạn 20g, cây xương khô (bìm bịp nam) 15g, rễ cây nhàu (nam) 15g, hoàng đằng (nam) 20g, nhục quế (nam) 10g, phụ tử 8g, càng cương (nam) 6g.

Gia giảm: Nếu có phong thấp nhiệt tý bỏ nhục quế, phụ tử; gia địa cốt bì, hoạt thạch, huyền sâm… để thanh nhiệt tà, hóa thấp, tiêu phong.

Thuốc nam thay thế: Huyết đằng, cốt toái bổ, cẩu tích, cây xương khô, dây đau xương, rễ cây nhàu, rễ cây găng cơm.

Cách dùng: Ngày uống 1 thang, chia làm 2 lần, uống sau ăn 1-2 giờ (uống ấm).

Liệu trình điều trị: Từ 1-3 tháng (mỗi đợt uống 10 thang, luôn theo dõi và tái khám).

Kết hợp với các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc gồm: Xoa bóp, châm cứu và ấn các huyệt như sau:

Phong thấp hàn tý (đau cổ): Người bệnh xoa, ấn các huyệt hợp cốc, phong trì, đại chùy, huyết hải, kiên tinh, kiên ngoại du, kiên trung du.Phong thấp hàn tý (đau lưng): Người bệnh xoa, ấn các huyệt hợp cốc, thận du, can du, đại trường du, quan nguyên và bàng quang du.Lưu ý: Các bài thuốc trên chỉ mang tính tham khảo, khi bị đau nhức xương khớp người bệnh cần đến khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp, tránh tự ý dùng thuốc vì có thể gặp tai biến nguy hiểm.

Nguồn : trích dẫn từ bài thuốc cổ phương